Cẩm nang nuôi dạy trẻ
8 LƯU Ý QUAN TRỌNG CHO BA MẸ KHI TRẺ ĐI HỌC MẦM NON LẦN ĐẦU
- Xem: 1.679
Với các Bé có độ tuổi dưới 18 tháng thường có mức độ quấn, đòi Ba Mẹ chưa cao. Nên đây chính là thời điểm dễ dàng cho Bé làm quen với môi trường mới ngoài gia đình. Với các Bé lớn hơn khi đi học thì thời gian thích nghi với môi trường mới càng lâu, do lúc này Bé đã hình thành ý thức và muốn bên ba mẹ nhiều hơn. Trường mầm non Việt Mỹ xin lưu ý 8 vấn đề quan trọng dưới đây để giúp trẻ có khởi đầu tốt hơn
1. Lựa chọn môi trường tốt cho con
Trong tất cả các yếu tố, yếu tố môi trường là điều mà trường mầm non Việt Mỹ xin lưu ý đầu tiên, vì một môi trường tố sẽ mang lại cho Bé những trải nghiệm năm tháng tuổi thơ vui vẻ, bổ ích. Ngoài giờ học các bé còn có thể tham gia các hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm, khám phá… Trong giai đoạn đầu đời, ngoài bổ sung dinh dưỡng, Bé cần tham gia các hoạt động nhóm để được phát triển các kỹ năng khác.
Ngoài ra còn một số lựa chọn như: mức học phí phù hợp, cơ sở vật chất tốt, giáo viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, yêu thương trẻ, gần nhà hay gần công ty ba mẹ, phương pháp giáo dục, giờ giấc đưa/ đón trẻ, có camera…
2. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước ngày học đầu tiên.
Trong khoảng thời gian lựa chọn trường cho Bé, Ba Mẹ nên chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ, khơi gợi về các niềm vui khi được đến trường đễ giúp Bé có hào hứng tránh tâm lý lo sợ cho trẻ. Ba Mẹ nên cho Bé đến trường tham quan và vui chơi để giúp bé làm quen với những hoạt động hàng ngày ở trường cùng các bạn. Tránh việc đột ngột đưa trẻ tới trường, vì như vậy Bé sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, sợ hãi…
Vì vậy, sau khi cho Bé đến tham quan vui chơi, Ba Mẹ nên trò chuyện thêm với con giúp tạo thêm sự háo hức cho Bé. Điều này giúp cho Bé quên đi lo sợ khi tiếp xúc với môi trường mới, giúp Bé nhanh chóng làm quen với việc đến trường cùng các bạn hơn.
3. Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho trẻ đi học
Đối với trẻ mầm non những đồ dùng cá nhân của Bé cần cần lưu ý như:
- Bình sữa, sữa - Ba Mẹ có thể trao đổi với cô giáo về lượng sữa uống của Bé hàng ngày
- Quần áo tay dài, vì một số lớp trang bị điều hòa nên cần trang bị đồ dài tay để giúp bé ngủ ngon hơn.
- Đồ chơi: tránh đồ chơi dạng tròn, nhỏ… để đảm bảo an toàn cho Bé và các bạn khác
Nếu được, khi đi mua sắm và chuẩn bị đồ dùng cho Bé, Ba Mẹ nên cho Bé đi theo và cùng lựa chọn những món đồ mà Bé thích để tăng thêm sự háo hức và mong chờ được đến trường của Bé.
4 .Ngày làm quen với lớp học, bạn bè, cô giáo
Ngay khi đưa Bé đến trường tham quan, Ba mẹ nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của Bé về các thói quen, sở thích, cũng như tính cách đặc trưng của trẻ với cô giáo để cô có thể nắm được tâm lý trẻ. Thời gian đầu đi học, Ba Mẹ nên cùng con đến trường, vui chơi ở sân chơi với con giúp tạo cảm giác an toàn cho trẻ. Nếu được, nên đón con về sớm hoặc học nửa buổi trong những ngày đầu tiên, để giúp Bé làm quen từ từ với môi trường mới tránh tình trạng Bé cảm thấy bị bỏ rơi, sợ hãi làm Bé trở nên nhút nhát.
5 . Chia sẻ, động viên tinh thần bé
Ngày đầu tiên trẻ đi học mầm non, không thể tránh khỏi Bé có cảm giác lo lắng, sợ sệt vì môi trường sinh hoạt của Bé bị đổi khác. Ba mẹ không nên quát mắng, giận dữ khi trẻ níu kéo hay dọa sẽ không đón trẻ. Thay vào đó, ba mẹ cần ôm con vào lòng, trấn an con rằng sẽ quay lại đón bé vào cuối ngày. Tuy nhiên, thời gian chào tạm biệt cũng không nên quá lâu sẽ khiến bé bất an, bịn rịn hơn.
6 . Luôn đón bé sớm hơn trong những ngày đầu
Trong những ngày đầu đi học, ba mẹ nên đón bé sớm hơn các bạn trong lớp. Có như vậy bé sẽ không có cảm giác bị bỏ lại khi các bạn dần dần được đón về và lớp học ngày càng vắng.
Đừng quên dành cho bé những lời khen ngợi và động viên con tiếp tục phát huy khi đón Bé. Nên có những món quà nhỏ để khen thưởng Bé, Bé sẽ nhận thấy việc đi học không hề đáng sợ chút nào và trẻ đang làm rất tốt.
7 . Trao đổi với cô giáo về thói quen, tâm lý của trẻ lúc bắt đầu học
Để trẻ cảm thấy thoải mái khi đi học, ba mẹ nên chia sẻ với cô giáo về thói quen ăn uống, sinh hoạt, vui chơi khi ở nhà. Cô giáo sẽ có phương pháp phù hợp để giúp bé dần dần thích nghi. Và trẻ sẽ không cảm thấy bị sốc khi thay đổi môi trường và thói quen đột ngột.
8. Quan sát tâm lý và sức khỏe của trẻ sau khi đi học
Ba Mẹ nên chuẩn bị trước tâm lý cho mình là con thời gian đầu đi học rất dễ ốm vặt. Do đó ba mẹ cần trao đổi về tình trạng sức khỏe của con để cô giáo quan tâm chăm sóc hơn. Bên cạnh đó, trẻ có thể có các biểu hiện như khóc mơ, khóc nhiều mỗi khi đi học... Ba mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để chia sẻ, vỗ về con, kể chuyện cho trẻ trước khi đi ngủ. Không nên hù dọa trẻ rằng không đi học thì cô giáo mắng, càng khiến bé thêm sợ hãi.
Việc chuẩn bị cho trẻ đi học mầm non sẽ giúp trẻ sớm làm quen với môi trường mới, giúp Bé phát triển các kỹ năng cần thiết và có những năm tháng tuổi thơ ý nghĩa. Hi vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị thật đầy đủ và kỹ lưỡng. Đừng quên theo dõi mục "Cẩm nang" của Trường mầm non Việt Mỹ để tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.
Bài viết khác
-
Tại sao trẻ nhỏ cần học thông qua trò chơi?"
Trò chơi không chỉ là giải trí mà còn có thể là công cụ học tập ...
-
Dạy con tình yêu đất nước qua sự kiện Sea Games 30
Ngày 10/12, hàng trăm các bé trường Mầm non Việt Mỹ đã được các cô hướng ...
-
Món caramen chưa hoàn thành của con và cách ứng xử đáng học hỏi của bà mẹ trẻ
Khi trẻ mong muốn thực hiện một công việc gì đó, cha mẹ hãy ủng hộ ...