Dạy bé thói quen chia sẻ

  • Xem: 2.168

Nhiều cha mẹ than phiền bé nhà mình không biết chia sẻ, ngay cả với anh chị em ruột của bé.

Những gợi ý sau đây giúp bé xây dựng thói quen chia sẻ cho bé từ sớm:

Cần nhắc bé

Bé mới biết đi không thể tự giác chia sẻ nếu thiếu mẹ nhắc nhở. Điều này không hẳn do bản tính ích kỷ của bé bởi vì, bé còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa của sẻ chia trong mối quan hệ xã hội.

Vì thế, bạn có thể dạy con bắt đầu chia sẻ bằng cách hướng dẫn cho bé phải làm thế nào. Đồng thời, khuyến khích tinh thần hòa hiệp của bé. Hãy cố gắng kiên nhẫn với con của bạn vì bé mau quên và chưa hiểu giá trị của chia sẻ.

Nếu bạn cho bé tham gia với các bé khác, bạn cần chuẩn bị trước cho bé. Đem theo nhiều hơn một món đồ chơi và nhắc bé đưa món đồ này cho bạn chơi. Nhấn mạnh với bé rằng, bạn mong đợi và thấy vui khi bé chia sẻ đồ chơi của bé.

Đừng đưa cho con bạn một món đồ chơi ra sân chơi và dặn dò: “Đồ chơi này của con, không được cho ai mượn”. Làm như thế này, bạn đã vô tình chuyển thông điệp không chịu chia sẻ cho bé nhà bạn.

Phản ứng khi bé giật đồ chơi

Nếu bé giật một món đồ chơi từ bạn chơi bên cạnh, bạn cần phản ứng với bé ngay lập tức. Nhanh chóng và nghiêm khắc nhưng đừng tức giận, bạn đề nghị bé trả lại món đồ cho người bị hại: “Con không được giật đồ của bạn”. Sau đó, nhắc nhở bé rằng, nếu bé muốn một thứ gì khác, bé phải:

- Chờ đến lượt.

- Hỏi mượn đồ chơi và chờ được đồng ý.

Nếu cuộc “chiến tranh” khởi phát do các bé chỉ có duy nhất một món đồ chơi. Hãy cố gắng chuyển các bé sang nhiều hoạt động thay thế hoặc chấm dứt cuộc vui chơi của bé tại thời điểm này.

Dạy bé mượn đồ

Nếu bạn và bé đi sang nhà người khác, bạn cần tạo cho bé thói quen, nếu bé muốn đồ của ai, bé phải hỏi mượn người đó trước đã. Ngay cả với người trong nhà cũng nên duy trì thói quen hỏi mượn đồ của người khác khi muốn. Đừng nói với bé: “Con có thể chơi đồ chơi của anh Ben bao lâu tùy thích, không cần phải hỏi”.

Đừng dạy bé nói ‘không’ cụt lủn

Bé nhà bạn có thể từ chối nếu có người khác muốn mượn đồ chơi của bé. Bạn tránh dạy bé nói “không” khô khan, thay vào đó, hướng dẫn bé đưa ra lý do; chẳng hạn: “Chờ tớ chơi một tý đã” hoặc “Bạn có thể chơi nhưng chỉ được ở trong nhà thôi”...

Hotline Hotline