Những kỹ năng sống quan trọng cần dạy trẻ

  • Xem: 1.723

Trong thời đại công nghệ ngày nay, trẻ em dường như được học cách làm thế nào để sử dụng máy tính truy cập vào mạng Internet nhiều hơn kỹ năng sống cơ bản. Theo một khảo sát gần đây với 2.200 bà mẹ của trẻ nhỏ, được tiến hành bởi một công ty an ninh mạng AVG, thấy nhiều trẻ em nhỏ biết cách chơi một trò chơi máy tính hơn là đi xe đạp. Sáu mươi ba phần trăm trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 có thể khởi động và tắt một máy tính, nhưng chỉ có 20 phần trăm biết làm thế nào để gọi tới số 911. Nhiều kỹ năng sống có thể được dạy ngay từ nhỏ giúp trẻ em tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm thơ ấu của mình.

Trong thời đại công nghệ ngày nay, trẻ em dường như được học cách làm thế nào để sử dụng máy tính truy cập vào mạng Internet nhiều hơn kỹ năng sống cơ bản. Theo một khảo sát gần đây với 2.200 bà mẹ của trẻ nhỏ, được tiến hành bởi một công ty an ninh mạng AVG, thấy nhiều trẻ em nhỏ biết cách chơi một trò chơi máy tính hơn là đi xe đạp. Sáu mươi ba phần trăm trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 có thể khởi động và tắt một máy tính, nhưng chỉ có 20 phần trăm biết làm thế nào để gọi tới số 911. Nhiều kỹ năng sống có thể được dạy ngay từ nhỏ giúp trẻ em tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm thơ ấu của mình.

Sớm dạy trẻ những kỹ năng sống:

1. Quản lý tiền
Một kỹ năng quan trọng cần dạy cho trẻ là việc quản lý tiền bạc một cách hợp lý. Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra trợ cấp cho con bạn. Tuy nhiên, cần phải cho trẻ biết rằng, tiền không thể tự do chi tiêu theo ý muốn. Trang web Education.com đưa ra gợi ý về việc cần có bốn ngân hàng thay vì một, đó là: một ngân hàng để chi tiêu mọi lúc, một ngân hàng chi tiêu lớn hơn và phòng ngừa những tình huống nguy cấp, một ngân hàng đầu tư để số tiền sinh lời và một ngân hàng từ thiện. Dán nhãn tên tương ứng các ngân hàng đó vào những chiếc hộp đựng tiền và giúp con bạn phân chia tiền của mình khi chúng nhận được Bên cạnh đó, thảo luận làm thế nào con muốn sử dụng tiền để giúp đỡ người khác. Định kỳ đầu tư tiền cho mục đích đó, và giúp con bạn quyết định cần đặt tiền vào chiếc hộp nào.


Thêm nữa, hãy là một tấm gương tốt. Trẻ sẽ quan sát việc chi tiêu của bạn và xem bạn có làm những gì mà bạn nói không.


2. An toàn
Dạy trẻ em không nói chuyện với người lạ chỉ là một phần của việc dạy chúng ứng xử khéo léo khi đi trên đường. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà, chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên. Quay số 911 là một kỹ năng cơ bản mà một đứa trẻ có thể học ngay sau khi trẻ có thể nhận ra các con số. Hãy luôn luôn nhắc nhở trẻ bình tĩnh giải quyết những khó khăn với một suy nghĩ tích cực rằng hầu hết mọi người đều tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ.


Dạy các biện pháp an toàn cơ bản khi bạn tham gia các hoạt động, chẳng hạn như đợi tín hiệu cho phép đi bộ tại nút giao thông, và mặc đồ bảo hộ trong khi chèo thuyền hoặc sử dụng các công cụ.


3. Những lựa chọn khôn ngoan
Việc đưa ra quyết định có vẻ quá sức với trẻ. Với nhiều phương án lựa chọn trong mọi lĩnh vực về cuộc sống, thật khó để biết được lựa chọn nào là tốt nhất. Bắt đầu dạy con bạn làm thế nào để có những lựa chọn trong khi chúng còn nhỏ. Một đứa trẻ mẫu giáo có thể được tùy chọn thực đơn cho bữa ăn trưa. Làm cho nó đơn giản đối với trẻ bằng cách chỉ đưa ra hai lựa chọn.


Khi một đứa trẻ dần lớn lên, hãy cho trẻ nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn quần áo, các địa điểm du lịch và các hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên, là phụ huynh bạn có quyền quyết định cao nhất. Tuy nhiên, đồng hành với trẻ trong việc ra quyết định có thể dạy cho trẻ những bài học quan trọng, chẳng hạn như những quyết định của trẻ ảnh hưởng như thế nào tới người khác.


4. Trách nhiệm
Dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng. Hãy bắt đầu dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp chỗ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn.


Cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Hãy chỉ cho con bạn làm thế nào để hoàn thành những cam kết bằng cách chính bạn hoàn thành những điều đó. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi ngồi lại và dõi theo việc con mình phải chịu những hậu quả gì khi không làm tròn trách nhiệm. Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác.

Hotline Hotline