Nói khéo khi bé đòi hỏi

  • Xem: 1.664

Đứng trước một yêu cầu từ bé, cha mẹ sẽ có hai lựa chọn: đồng ý hoặc không. Vấn đề đặt ra là làm sao để đáp ứng bé mà không làm hư bé; hoặc từ chối mà không khiến bé buồn bực.

Đứng trước một yêu cầu từ bé, cha mẹ sẽ có hai lựa chọn: đồng ý hoặc không. Vấn đề đặt ra là làm sao để đáp ứng bé mà không làm hư bé; hoặc từ chối mà không khiến bé buồn bực.

Nói ‘có’ nhưng nên kèm theo điều kiện

Dù có khả năng đáp ứng yêu cầu của bé nhưng bạn không nên vội vã thỏa mãn bé ngay; thay vào đó, nên để bé có cơ hội phải thực hiện được một hành vi tốt mới có được thứ bé muốn. Có thể tham khảo cách ứng phó với đòi hỏi từ bé dưới đây:

1. Nếu bé đề nghị: “Con muốn xem hoạt hình” thì bạn nên đáp: “Được nhưng con phải hoàn thành xong bài tập về nhà đã”.

2. Nếu bé nói: “Con đói” thì bạn nên đáp: “Mẹ biết nhưng con giúp mẹ dọn bàn ăn nhé. Sau đó, mẹ con mình cùng rửa bát nhé”.

3. Nếu bé hỏi: “Con và bạn Tôm vào phòng chơi đây” thì bạn nên trả lời: “Được nhưng hai con nhớ phải dọn phòng sạch sẽ sau khi chơi xong”.

Nên nói ‘không’ linh hoạt

Khi đòi hỏi từ bé vượt ngoài tầm kiểm soát, cha mẹ nên từ chối. Để lời nói “không” có hiệu lực, bạn nên tham khảo gợi ý dưới đây:

- Kiên định nói "không", dù bé mè nheo.

- Giải thích cho bé lý do tại sao bạn nói “không” để bé không ấm ức.

- Chỉ giải thích lý do nói “không” cho bé một lần. Nếu đó là cái bạn có thể đáp ứng nhưng không phải bây giờ thì bạn nên hướng dẫn bé cách có được thứ bé muốn, như phải ăn ngoan thì mới được mua ôtô mới… Ví dụ trường hợp này, bạn nên dùng mẫu câu sau: “Không được vì con đã có nhiều đồ chơi. Nhưng nếu con không đánh em nữa, mẹ sẽ xem xét lại điều này”.

Mẫu câu "không được vì... nhưng nếu con... mẹ sẽ cân nhắc lại" được áp dụng với những đòi hỏi khác của bé. Bé sẽ hiểu được rằng, một số lời nói “không” từ cha mẹ có thể chuyển thành “có thể”, sau đó là "có" khi bé nỗ lực làm một việc cụ thể.

Tránh 5 điều khi bé đòi hỏi

1. Làm dịu cơn nóng của bé bằng một món quà

Vô hình chung, bạn đã reo rắc vào đầu bé một suy nghĩ: “Cứ khóc là được mẹ cho quà” và khi muốn đòi ăn kẹo chẳng hạn, bé sẽ sinh bài “ăn vạ”. Để ứng phó, cha mẹ nên kiên định ngay từ đầu, không nên chỉ vì hy vọng bé ngừng mè nheo tạm thời mà nhanh chóng đáp ứng bé một cách vô điều kiện. Điều này chỉ làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của bé theo hướng tiêu cực hơn mà thôi.

Cũng không nên trừng phạt khi bé mè nheo. Một cơn mè nheo của bé có thể tự xuất hiện và tự biến mất mà không cần cha mẹ phải can thiệp quá sâu. Cứ lờ bé đi để bé nhận thấy, có gây ồn ào đến mấy cũng thật vô ích.

Để đối phó với cơn mè nheo bên ngoài của bé, bạn thử áp dụng chiến thuật “thay đổi tốc độ máy bơm”: Lúc bé bắt đầu “xấu tính”, bạn hãy chậm lại và hỏi han bé trong giây lát; ngay khi không có kết quả, bạn quay lưng và bước đi nhanh hơn. Bé không thể tiếp tục “diễn kịch” nếu bị mẹ từ chối làm khán giả. Nên nhớ, nếu một lần bạn mềm lòng với bé thì những lần sau, bé sẽ ít nghe lời mẹ hơn.

2. Cố gắng giải thích lý do

Trong cơn quấy khóc, chẳng có bé nào đủ khả năng để lắng nghe lời bạn nói. Do đó, bạn càng cố dạy dỗ thì bé càng khóc to hơn. Tốt nhất, bạn nên đợi bé qua “cơn xấu tính”, mới bắt đầu giáo dục bé. Thử phân tích cho bé lý do khiến bạn không thể đáp ứng điều bé muốn; cảm giác khó chịu của bạn khi bé mè nheo. Để cho bé thấy rằng, bé hành động như thế là không ngoan và bạn thực sự nổi giận vì điều đó.

3. Lờ đi khi bé tự làm đau mình, đánh người khác hoặc ném vỡ đồ vật

Làm ngơ để bé tự vượt qua cơn cáu kỉnh là biện pháp hợp lý nhưng khi bé có những hành động mất kiểm soát đi kèm như: tự làm đau mình, đánh (cắn) người khác hoặc đập phá đồ đạc, cha mẹ nên nhanh chóng cách ly bé với những yếu tố trên. Có thể để bé ở một nơi an toàn khác, chờ cơn bực bội trong bạn lắng xuống, bạn mới nên “xử tội” bé.

4. Nhốt bé vào trong phòng

Để bé trong một căn phòng rồi khóa trái cửa lại không phải là cách ứng xử khi bé mè nheo. Trước mắt, cách này có thể buộc bé nhận lỗi và nín khóc nhưng về lâu dài, nó sẽ gây nên nỗi ám ảnh, thậm chí chứng Hysteria (sự quá kích động) ở bé.

5. Liên tục la hét

Bạn càng lớn tiếng quát mắng thì bé càng quấy khóc nhiều hơn.

mevabe

Hotline Hotline