Trẻ cần chơi để … tăng chỉ số IQ

  • Xem: 1.039

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ từ sáu tuổi trở lên có khả năng tiếp thu rất cao những kỹ năng và kiến thức. Điều này chúng ta có thể thấy rõ qua việc bé chơi đùa không biết mệt mỏi. Không chỉ thích chơi, mà bé còn có khả năng tập trung hiểu và chấp nhận luật lệ của các trò chơi.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ từ sáu tuổi trở lên có khả năng tiếp thu rất cao những kỹ năng và kiến thức. Điều này chúng ta có thể thấy rõ qua việc bé chơi đùa không biết mệt mỏi. Không chỉ thích chơi, mà bé còn có khả năng tập trung hiểu và chấp nhận luật lệ của các trò chơi.

Trong lớp thì bé đã biết ngồi yên để lắng nghe cô giáo. Bé đã biết nhận ra các con vật, các hình ảnh khác nhau, các hành động xung quanh… Đây là đặc điểm chung của hầu hết các bé ở giai đoạn này, sự thông minh hơn kém giữa các bé là không lớn. Tuy nhiên, vì sao khi càng lớn thì sự lanh lợi, thông minh giữa các bé lại có sự chênh lệch với nhau khá cao? Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do khi bé bước vào giai đoạn bắt đầu có khả năng nhận thức, tức từ khoảng sáu tuổi trở lên, các bậc cha mẹ đã không khuyến khích hoặc không biết cách khuyến khích khả năng phát triển chỉ số thông minh của con.

Cũng theo các chuyên gia tâm lý, trong giai đoạn này, do trẻ mới bắt đầu học cách đánh vần, cách phát âm nên cha mẹ không thể khuyến khích sự phát triển chỉ số thông minh của trẻ qua việc chỉ đại các kiến thức mang tính khoa học. Đây thực chất chỉ là sự “nhồi nhét”, vừa khiến trẻ không tiếp thu được, vừa chịu áp lực rất lớn từ cha mẹ. Trong giai đoạn này, trẻ nhận thức tốt nhất là được xem các trò chơi hoặc được trực tiếp tham gia vào các trò chơi. Vì vậy, cách tốt nhất để bố mẹ giúp con phát triển sự hiểu biết, trí thông minh, sáng tạo trong giai đoạn này là tìm một trò chơi mang tính giáo dục cao cho trẻ.

Hotline Hotline