Cẩm nang nuôi dạy trẻ
Đây là lý do tại sao người lớn nên hạn chế nói câu khen trẻ: "Giỏi lắm!"
- Xem: 41.309
Bố mẹ nào cũng thường xuyên khen con "Giỏi lắm!". Thế nhưng, câu nói này dần dần khiến trẻ dễ phụ thuộc vào những lời khen.
Những lời khen ngợi có thật cần thiết?
Con trai 5 tuổi của tôi nhận được một bộ làm vườn mini và vô cùng thích thú. Con cẩn thận làm theo hướng dẫn, đặt chậu cây vào nơi có nắng và chăm sóc chúng.
Một buổi tối, sau khi kiểm tra cây, con chạy vào gọi tôi và hét lên: "Mẹ! Mẹ ơi! Nhìn này! Nhìn này! Con đã chăm sóc cây của con rất tốt và con đã có một cây cải non". Lúc đó tôi cảm thấy sự thôi thúc phải bật ra cụm từ "Giỏi lắm!" nhưng tôi đã kịp dừng lại.
Tôi ngắm nhìn niềm yêu thích trong veo trong đôi mắt con và bỗng nhiên, tôi thấy lời khen đó thật thừa thãi và thụ động. Thay vào đó, tôi quỳ xuống bên cạnh con và đề nghị con chỉ cho tôi xem thành quả của cháu. Tôi hỏi con cảm thấy thế nào và con đáp: "Con rất hãnh diện về mình".
Sau sự kiện cây cải non, tôi đã tìm được bài báo của Alfie Kohn, tác giả cuốn "Unconditional Parenting" (tạm dịch: Làm cha mẹ vô điều kiện), trong đó liệt kê lý do nên ngừng khen con "Giỏi lắm".
Ông khẳng định rằng, lời khen "Giỏi lắm" ít hướng đến nhu cầu cảm xúc của trẻ, đó chỉ là câu nói thuận miệng của người lớn.
Việc này cũng khiến trẻ mất đi hứng thú vào việc chúng làm bởi mục tiêu là phần thưởng chứ không phải quá trình thực hiện công việc. Dần dần, trẻ trở nên bớt tự tin vào bản thân và đòi hỏi sự đánh giá nhiều hơn từ bên ngoài.
Kohn cũng trích dẫn một nghiên cứu của Mary Budd Rowe tại Đại học Florida (Mỹ), theo đó, những sinh viên quen với rất nhiều lời khen ngợi từ giáo viên thực sự cẩn trọng hơn trong việc trả lời câu hỏi, theo đuổi những thứ sáng tạo và dễ đầu hàng hơn khi nhiệm vụ trở nên khó khăn.
Tôi đã làm thế nào để bớt khen con "Giỏi lắm"?
Tôi chú ý tới những lời khen mà tôi dành cho con trong 1 tuần. Và đây là những gì tôi nói: "Nhảy đẹp lắm", "Tô màu giỏi ghê" và "Mẹ thích cách con đang chia sẻ".
Tôi muốn các con có chính kiến riêng, tự do sáng tạo, có thể mắc lỗi nhưng không lùi bước. Tôi muốn nuôi dưỡng động lực tự thân của con, chứ không phải sự phụ thuộc vào những lời khuyên hay những cái vỗ lưng âu yếm.
Với suy nghĩ này, tôi đã quyết định thay đổi. Khi con trai 5 tuổi cho tôi xem bức thư cháu viết cho một người bạn, tôi không lập tức thốt lên: "Giỏi lắm". Thay vào đó, tôi hỏi con nghĩ gì về bức thư của mình và con đáp: "Chà, con đã quên chữ ‘s’ trong từ ‘best’ nhưng con đã thêm vào rồi và con thấy cũng ổn". Tôi nói với con, tôi thích cách cháu giải quyết vấn đề mà không làm nhàu nát tờ giấy viết thư.
Khi con trai 2 tuổi của tôi cáu giận vì cháu không có một bộ cánh lông vũ để chơi, anh trai nó đã cho em một chiếc. Tôi mỉm cười một cách ngưỡng mộ và hỏi con cảm giác của cháu thế nào?
Giờ đây, tôi đã tìm thấy cảm hứng để khen con bằng những cách chân thực hơn.
Khen ngợi đúng cách, đúng mức
Tôi nhận ra lời khen "Giỏi lắm" không gây hại nhưng nó rỗng tuếch. Cụm từ đó bật ra khỏi miệng tôi như một thói quen hơn là sự trân trọng đúng mực.
Một buổi tối, khi tôi đang thái rau và con trai út đang dán những mẩu giấy. Con đang làm theo những hướng dẫn có sẵn và thực hiện việc đó với niềm yêu thích. Suýt chút nữa tôi đã thốt lên "Giỏi lắm con!" nhưng tôi đã kiểm soát được. Thay vào đó, tôi đi tới gần bên con. Con ngước lên nhìn tôi, tôi mỉm cười và cháu tiếp tục công việc của mình.
Ở bên con khi đó khiến tôi thấy có ý nghĩa hơn bất cứ ngôn từ nào. Ngày hôm sau, tôi lựa chọn cách hành xử tương tự khi con muốn tự mình mở một hộp sữa chua. Con không cần những lời khen. Con đã 2 tuổi và muốn tự mình làm mọi thứ. Tôi im lặng quan sát con và con có vẻ hài lòng trước sự chú ý của tôi và khả năng của cháu.
Khi con đã mở được hộp sữa chua, tôi không hề khen ngợi. Tôi chỉ nói: "Con làm được rồi. Đến lúc vất nắp hộp vào thùng rác đấy". Và con làm như vậy, bằng phong thái tự tin nhất. Tôi không hành động một cách bất ngờ trước những khả năng nho nhỏ của con nữa, mà tôi trông đợi và tin tưởng vào năng lực của con - việc đó mang lại cảm giác tự tin hơn rất nhiều so với khen ngợi.
Giờ đây, thay vì sử dụng ngôn từ để các con biết tôi quan tâm tới con, tôi sử dụng sự hiện diện của mình.
Tất nhiên chúng ta không nên ngừng nói những lời tốt đẹp dành cho người khác nhưng ý thức rõ ràng về cách công nhận con cái thực sự giúp tôi nuôi dạy những đứa trẻ có động lực tự thân và luôn tự tin, cũng như kết nối với con ở mức sâu sắc nhất có thể. Và điều này xảy ra khi chúng ta thay thế những cụm từ thụ động bằng sự hiện diện đích thực và những cuộc trò chuyện đúng nghĩa với con.
Vài nét về tác giả
Amanda Elder là một giáo viên nhưng đã làm mẹ toàn thời gian sau khi có 2 con trai. Gia đình cô sống ở Orlando. Những bài viết của Elder xuất hiện trên Scary Mommy, YourTango, BonBon Break, Mamalode, The Good Men Project…
Con trai 5 tuổi của tôi nhận được một bộ làm vườn mini và vô cùng thích thú. Con cẩn thận làm theo hướng dẫn, đặt chậu cây vào nơi có nắng và chăm sóc chúng.
Một buổi tối, sau khi kiểm tra cây, con chạy vào gọi tôi và hét lên: "Mẹ! Mẹ ơi! Nhìn này! Nhìn này! Con đã chăm sóc cây của con rất tốt và con đã có một cây cải non". Lúc đó tôi cảm thấy sự thôi thúc phải bật ra cụm từ "Giỏi lắm!" nhưng tôi đã kịp dừng lại.
Tôi ngắm nhìn niềm yêu thích trong veo trong đôi mắt con và bỗng nhiên, tôi thấy lời khen đó thật thừa thãi và thụ động. Thay vào đó, tôi quỳ xuống bên cạnh con và đề nghị con chỉ cho tôi xem thành quả của cháu. Tôi hỏi con cảm thấy thế nào và con đáp: "Con rất hãnh diện về mình".
Sau sự kiện cây cải non, tôi đã tìm được bài báo của Alfie Kohn, tác giả cuốn "Unconditional Parenting" (tạm dịch: Làm cha mẹ vô điều kiện), trong đó liệt kê lý do nên ngừng khen con "Giỏi lắm".
Ông khẳng định rằng, lời khen "Giỏi lắm" ít hướng đến nhu cầu cảm xúc của trẻ, đó chỉ là câu nói thuận miệng của người lớn.
Việc này cũng khiến trẻ mất đi hứng thú vào việc chúng làm bởi mục tiêu là phần thưởng chứ không phải quá trình thực hiện công việc. Dần dần, trẻ trở nên bớt tự tin vào bản thân và đòi hỏi sự đánh giá nhiều hơn từ bên ngoài.
Kohn cũng trích dẫn một nghiên cứu của Mary Budd Rowe tại Đại học Florida (Mỹ), theo đó, những sinh viên quen với rất nhiều lời khen ngợi từ giáo viên thực sự cẩn trọng hơn trong việc trả lời câu hỏi, theo đuổi những thứ sáng tạo và dễ đầu hàng hơn khi nhiệm vụ trở nên khó khăn.
Tôi đã làm thế nào để bớt khen con "Giỏi lắm"?
Tôi chú ý tới những lời khen mà tôi dành cho con trong 1 tuần. Và đây là những gì tôi nói: "Nhảy đẹp lắm", "Tô màu giỏi ghê" và "Mẹ thích cách con đang chia sẻ".
Tôi muốn các con có chính kiến riêng, tự do sáng tạo, có thể mắc lỗi nhưng không lùi bước. Tôi muốn nuôi dưỡng động lực tự thân của con, chứ không phải sự phụ thuộc vào những lời khuyên hay những cái vỗ lưng âu yếm.
Với suy nghĩ này, tôi đã quyết định thay đổi. Khi con trai 5 tuổi cho tôi xem bức thư cháu viết cho một người bạn, tôi không lập tức thốt lên: "Giỏi lắm". Thay vào đó, tôi hỏi con nghĩ gì về bức thư của mình và con đáp: "Chà, con đã quên chữ ‘s’ trong từ ‘best’ nhưng con đã thêm vào rồi và con thấy cũng ổn". Tôi nói với con, tôi thích cách cháu giải quyết vấn đề mà không làm nhàu nát tờ giấy viết thư.
Khi con trai 2 tuổi của tôi cáu giận vì cháu không có một bộ cánh lông vũ để chơi, anh trai nó đã cho em một chiếc. Tôi mỉm cười một cách ngưỡng mộ và hỏi con cảm giác của cháu thế nào?
Giờ đây, tôi đã tìm thấy cảm hứng để khen con bằng những cách chân thực hơn.
Khen ngợi đúng cách, đúng mức
Tôi nhận ra lời khen "Giỏi lắm" không gây hại nhưng nó rỗng tuếch. Cụm từ đó bật ra khỏi miệng tôi như một thói quen hơn là sự trân trọng đúng mực.
Một buổi tối, khi tôi đang thái rau và con trai út đang dán những mẩu giấy. Con đang làm theo những hướng dẫn có sẵn và thực hiện việc đó với niềm yêu thích. Suýt chút nữa tôi đã thốt lên "Giỏi lắm con!" nhưng tôi đã kiểm soát được. Thay vào đó, tôi đi tới gần bên con. Con ngước lên nhìn tôi, tôi mỉm cười và cháu tiếp tục công việc của mình.
Ở bên con khi đó khiến tôi thấy có ý nghĩa hơn bất cứ ngôn từ nào. Ngày hôm sau, tôi lựa chọn cách hành xử tương tự khi con muốn tự mình mở một hộp sữa chua. Con không cần những lời khen. Con đã 2 tuổi và muốn tự mình làm mọi thứ. Tôi im lặng quan sát con và con có vẻ hài lòng trước sự chú ý của tôi và khả năng của cháu.
Khi con đã mở được hộp sữa chua, tôi không hề khen ngợi. Tôi chỉ nói: "Con làm được rồi. Đến lúc vất nắp hộp vào thùng rác đấy". Và con làm như vậy, bằng phong thái tự tin nhất. Tôi không hành động một cách bất ngờ trước những khả năng nho nhỏ của con nữa, mà tôi trông đợi và tin tưởng vào năng lực của con - việc đó mang lại cảm giác tự tin hơn rất nhiều so với khen ngợi.
Giờ đây, thay vì sử dụng ngôn từ để các con biết tôi quan tâm tới con, tôi sử dụng sự hiện diện của mình.
Tất nhiên chúng ta không nên ngừng nói những lời tốt đẹp dành cho người khác nhưng ý thức rõ ràng về cách công nhận con cái thực sự giúp tôi nuôi dạy những đứa trẻ có động lực tự thân và luôn tự tin, cũng như kết nối với con ở mức sâu sắc nhất có thể. Và điều này xảy ra khi chúng ta thay thế những cụm từ thụ động bằng sự hiện diện đích thực và những cuộc trò chuyện đúng nghĩa với con.
Vài nét về tác giả
Amanda Elder là một giáo viên nhưng đã làm mẹ toàn thời gian sau khi có 2 con trai. Gia đình cô sống ở Orlando. Những bài viết của Elder xuất hiện trên Scary Mommy, YourTango, BonBon Break, Mamalode, The Good Men Project…
Nguồn: Parent
Huyền Nguyễn / Theo Trí Thức Trẻ
Huyền Nguyễn / Theo Trí Thức Trẻ
Tags
Đây là lý do tại sao người lớn nên hạn chế nói câu khen trẻ: "Giỏi lắm!" day la ly do tai sao nguoi lon nen han che noi cau khen tre gioi lam
Bài viết khác
-
Tại sao trẻ nhỏ cần học thông qua trò chơi?"
Trò chơi không chỉ là giải trí mà còn có thể là công cụ học tập ...
-
8 LƯU Ý QUAN TRỌNG CHO BA MẸ KHI TRẺ ĐI HỌC MẦM NON LẦN ĐẦU
Với các Bé có độ tuổi dưới 18 tháng thường có mức độ quấn, đòi Ba ...
-
Dạy con tình yêu đất nước qua sự kiện Sea Games 30
Ngày 10/12, hàng trăm các bé trường Mầm non Việt Mỹ đã được các cô hướng ...