Chăm sóc sức khỏe Bé
Lưu ý cần biết để trẻ tiêm chủng an toàn
- Xem: 3.289
Theo quy định của Bộ Y tế, mỗi buổi tiêm chủng chỉ được tiêm cho 50 bé, các bé sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và trong 24 giờ tại nhà để phát hiện các trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm.
Có nên tiêm chủng khi bé sốt?
Đôi khi bé có sốt nhẹ mà gia đình không phát hiện được và vẫn đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng, trường hợp này cán bộ y tế được phân công thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ khám và quyết định có chỉ định tiêm chủng cho bé hay không.
Nếu cặp nhiệt độ cho thấy bé sốt từ 37,5 độ C trở lên thì bé phải hoãn tiêm, đợi đến khi bé hết sốt và khỏe mạnh mới tiếp tục tiêm chủng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác như trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, hay trẻ có cân nặng dưới 2000g, trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B và trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày cũng sẽ phải hoãn tiêm chủng.
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào?
Sốt sau tiêm chủng là 1 biểu hiện thường gặp. Sốt có thể xảy ra sau 1 vài giờ thậm chí 1 ngày sau tiêm chủng, và thường gặp sau tiêm các vắc xin như vắc xin có thành phần ho gà.
Có thể có tới 50% trẻ có sốt nhẹ sau mũi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Cũng có trường hợp 5-12 ngày sau tiêm mới xuất hiện sốt như sau tiêm vắc xin sởi. Khi bé có sốt sau tiêm phòng, cha mẹ cần cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt, đồng thời theo dõi sát bé đến khi bé hết sốt và ăn uống chơi đùa bình thường trở lại.
Trường hợp bé khóc thét kéo dài, vật vã, sốt cao,co giật, khó thở, tím tái hay bé trở nên li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú cần đưa bé đến cơ sở y tế để bé được khám và điều trị kịp thời.
Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ C nhưng không kèm theo các biểu hiện kể trên, cha mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho bé theo hướng dẫn của cán bộ y tế, cho bé ăn các thức ăn lỏng, đủ dinh dưỡng và dễ tiêu, trường hợp bé dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì cần cho bé bú mẹ nhiều hơn. Đa số các bé có sốt nhệ sau tiêm chủng đều tự khỏi sau 1-2 ngày.
Một số triệu chứng như sưng, đỏ, đau chỗ tiêm cũng có thể gặp phải sau tiêm chủng làm cho bé khó chịu, lưu ý cha mẹ không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm vì có thể gây nhiễm trùng cho bé. Nếu bé quấy khóc nhiều do đau, có thể cho bé dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin trong Chương trình TCMR là điều bắt buộc để bé được lớn lên khỏe mạnh và tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều mẹ e ngại các phản ứng phụ hoặc bỏ quên mũi tiêm khiến bé bị sót mũi tiêm, tiêm không đủ mũi và có nguy cơ mắc bệnh dịch nguy hiểm. Để bé lớn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh, cha mẹ hãy bắt đầu từ việc phòng bệnh và tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch cho bé.
Đôi khi bé có sốt nhẹ mà gia đình không phát hiện được và vẫn đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng, trường hợp này cán bộ y tế được phân công thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ khám và quyết định có chỉ định tiêm chủng cho bé hay không.
Nếu cặp nhiệt độ cho thấy bé sốt từ 37,5 độ C trở lên thì bé phải hoãn tiêm, đợi đến khi bé hết sốt và khỏe mạnh mới tiếp tục tiêm chủng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác như trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, hay trẻ có cân nặng dưới 2000g, trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B và trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày cũng sẽ phải hoãn tiêm chủng.
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào?
Sốt sau tiêm chủng là 1 biểu hiện thường gặp. Sốt có thể xảy ra sau 1 vài giờ thậm chí 1 ngày sau tiêm chủng, và thường gặp sau tiêm các vắc xin như vắc xin có thành phần ho gà.
Có thể có tới 50% trẻ có sốt nhẹ sau mũi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Cũng có trường hợp 5-12 ngày sau tiêm mới xuất hiện sốt như sau tiêm vắc xin sởi. Khi bé có sốt sau tiêm phòng, cha mẹ cần cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt, đồng thời theo dõi sát bé đến khi bé hết sốt và ăn uống chơi đùa bình thường trở lại.
Trường hợp bé khóc thét kéo dài, vật vã, sốt cao,co giật, khó thở, tím tái hay bé trở nên li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú cần đưa bé đến cơ sở y tế để bé được khám và điều trị kịp thời.
Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ C nhưng không kèm theo các biểu hiện kể trên, cha mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho bé theo hướng dẫn của cán bộ y tế, cho bé ăn các thức ăn lỏng, đủ dinh dưỡng và dễ tiêu, trường hợp bé dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì cần cho bé bú mẹ nhiều hơn. Đa số các bé có sốt nhệ sau tiêm chủng đều tự khỏi sau 1-2 ngày.
Một số triệu chứng như sưng, đỏ, đau chỗ tiêm cũng có thể gặp phải sau tiêm chủng làm cho bé khó chịu, lưu ý cha mẹ không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm vì có thể gây nhiễm trùng cho bé. Nếu bé quấy khóc nhiều do đau, có thể cho bé dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin trong Chương trình TCMR là điều bắt buộc để bé được lớn lên khỏe mạnh và tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều mẹ e ngại các phản ứng phụ hoặc bỏ quên mũi tiêm khiến bé bị sót mũi tiêm, tiêm không đủ mũi và có nguy cơ mắc bệnh dịch nguy hiểm. Để bé lớn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh, cha mẹ hãy bắt đầu từ việc phòng bệnh và tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch cho bé.
Nguồn vietnamnet
Bài viết khác
-
8 LƯU Ý PHÒNG BỆNH GIAO MÙA BA MẸ CẦN BIẾT
Vào những ngày thời tiết giao mùa trẻ thường rất dễ mắc các bệnh về đường ...
-
Có nên cho trẻ tiêm nhiều vaccine cùng lúc?
Chắc chắn rằng chúng ta, kể cả trẻ em hay người lớn đều không thích bị ...
-
12 tips chăm sóc sức khỏe mùa hè cho bé mẹ không nên bỏ qua
Những ngày hè nóng nực, nắng nôi, bé sẽ rất dễ bị ốm. Và để con ...