Chăm sóc sức khỏe Bé
Từ 1-3 tuổi, con bạn cần ngủ bao lâu là đủ?
- Xem: 3.252
Bé ngủ bao lâu thì đủ là một trong những câu hỏi thường gặp nhất của những bà mẹ khi chăm con đầu lòng.
Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu ngủ của các bé liên tục thay đổi, thậm chí cùng một độ tuổi, bé có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn bạn cùng lứa vài tiếng đồng hồ. Dựa trên nhiều yếu tố, các nhà khoa học đã tính toán số giờ ngủ phù hợp đối với trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
Dựa vào kết quả bảng tính cụ thể dưới đây, các bậc cha mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn ngủ hợp lý hơn cho con mình mà không phải lo con ngủ quá ít hay quá nhiều.
Độ tuổi | Số giờ ngủ ban đêm | Số giờ ngủ ban ngày | Tổng số giờ |
1 tháng | 8 | 8 (không liên tục) | 16 |
3 tháng | 10 | 5 (3) | 15 |
6 tháng | 11 | 3 ¼ (2) | 14 ¼ |
9 tháng | 11 | 3 (2) | 14 |
12 tháng | 111 ¼ | 2 ½ (2) | 13 ¾ |
18 tháng | 11 ¼ | 2 ¼ (1) | 13 ½ |
2 tuổi | 11 | 2 (1) | 13 |
3 tuổi | 10 ½ | 1 ½ (1)) | 12 |
Chú ý: con số trong ngoặc ( ) tương đương với số lần các giấc ngủ ngắn ban ngày của bé |
Trước hết, các mẹ nên nhớ rằng, hầu hết trẻ em đều cần ngủ nhiều giờ. Thông thường, theo chuyên gia giấc ngủ Jodi Mindell, nếu một đứa trẻ có thói quen ngủ kém hoặc không chịu đi ngủ trước 11 giờ đêm, cha mẹ sẽ nghĩ rằng đơn giản vì đứa trẻ đó không cần ngủ nhiều. Thực tế, nguyên nhân có khi không phải đơn giản như vậy.
Từ 1-3 tuổi, con bạn cần ngủ bao lâu là đủ?
Ảnh minh họa
Để xem liệu con bạn có ngủ ít hơn so với nhu cầu hay không, hãy tự trả lời những câu hỏi sau đây:
- Con bạn có thường ngủ gật không?
- Bạn thường phải đánh thức con vào mỗi sáng?
- Ban ngày, bé con của bạn có biểu hiện cáu kỉnh, khó chịu hay mệt mỏi không?
- Thỉnh thoảng bé con của bạn buồn ngủ sớm hơn nhiều so với giờ đi ngủ bình thường của bé?
Nếu phần nhiều các câu trả lời là "có", thì chắc chắn bé con của bạn đang ngủ ít hơn số giờ ngủ cần thiết. Để thay đổi tình trạng này, bạn sẽ cần phải giúp bé xây dựng thói quen ngủ tốt và giờ ngủ thích hợp.
Hãy xem bảng trên để có thêm thông tin chi tiết về thời gian ngủ trung bình cho các bé. Dựa trên số giờ cần ngủ ban đêm, ban ngày và cả chi tiết các giấc ngủ ngắn ban ngày, bạn sẽ có thể xây dựng một thời gian biểu đều đặn và hợp lý cho cả các bữa ăn của bé ngay từ lúc mới sinh.
Lớn dần, con bạn sẽ không còn ngủ nhiều giấc ngắn ban ngày mà hầu hết thời gian ngủ là vào ban đêm. Trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học vẫn cần khoảng 10 hay 11 giờ ngủ mỗi đêm, con số này sẽ giảm dần về sau. Và đến khi trở thành một thiếu niên, con bạn chỉ cần ngủ 9 đến 10 giờ mỗi đêm.
Chuyên gia giấc ngủ Jodi Mindell đưa ra một vài gợi ý để mẹ giúp bé có giấc ngủ ngon:
- Hình thành thói quen cho trẻ: Điều này có nghĩa là bạn hãy cho bé đi ngủ đúng giờ quy định và đừng bao giờ phá vỡ “luật” này.
- Nhiệt độ phòng thích hợp: Đây cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ ngon giấc. Nhiệt độ không quá nóng hay không quá lạnh sẽ rất thích hợp đối với bé để có một giấc ngủ ngon.
- Phòng ngủ của bé phải yên tĩnh: Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ, điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng sẽ làm cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc.
- Không nên cho bé ăn quá no: Bên cạnh những yếu tố trên bạn cũng cần lưu ý các kích thích khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu trên giấc ngủ.
- Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi: Sau bữa ăn tối, hãy dành cho trẻ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Nên nhớ rằng, càng hoạt động nhiều trước khi đi ngủ, càng khiến cho trẻ khó ngủ hơn hay trong giấc ngủ trẻ thường bị giật mình.
Bài viết khác
-
8 LƯU Ý PHÒNG BỆNH GIAO MÙA BA MẸ CẦN BIẾT
Vào những ngày thời tiết giao mùa trẻ thường rất dễ mắc các bệnh về đường ...
-
Có nên cho trẻ tiêm nhiều vaccine cùng lúc?
Chắc chắn rằng chúng ta, kể cả trẻ em hay người lớn đều không thích bị ...
-
Lưu ý cần biết để trẻ tiêm chủng an toàn
Theo quy định của Bộ Y tế, mỗi buổi tiêm chủng chỉ được tiêm cho 50 ...