Lưu ý cho bé ăn trứng lộn

  • Xem: 1.415

Trứng lộn là món ăn bổ dưỡng và 'khoái khẩu' của rất nhiều người lớn, nhưng với bé thì có nên cho ăn?

Trứng lộn là món ăn bổ dưỡng và 'khoái khẩu' của rất nhiều người lớn, nhưng với bé thì có nên cho ăn?

Trứng trong quá trình phát triển từ phôi đã có một số chất bị chuyển hóa (tiêu hao) để biến đổi thành nhiều chất cần thiết giúp cho quá trình tăng trưởng của phôi mà tạo nên giá trị bổ dưỡng của loại trứng lộn (dù là trứng vịt hay trứng cút). Trong trứng lộn có chứa vitamin A (retino) và tiền vitamin A (beta caroten) khá cao. Bởi vậy, khi ăn vào cần có đủ lượng dầu mỡ để hòa tan thì cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn. Do đó có thể ăn kèm với bánh lạc (vừng) hoặc uống thêm sau khi ăn một chút dầu ăn lạc (hay vừng). Chim cút còn được mệnh danh là sâm động vật nên cút lộn cũng vô cùng bổ dưỡng.

Tuy là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng không được lạm dụng vì mỗi khi ăn quá nhiều, cơ thể không dung nạp kịp, bị đào thải ra ngoài, thậm chí sinh tiêu chảy; mặt khác không phải ai cũng dùng được. Vì vậy, bé dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của bé chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…

Đối với bé 5–12 tuổi, lúc đầu chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn hay 1-2 quả trứng cút lộn mỗi ngày. Trứng lộn thích hợp cho bé bị còi cọc, thế lực yếu… Có thể cho ăn thường xuyên mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn hay 5 quả trứng cút lộn.

 Theo GĐ & XH

Hotline Hotline