KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI NĂM HỌC 2020-2021
- Xem: 3.171
Mời ba mẹ tham khảo chương trình học của bé 25-36 tháng tuổi tại trường mầm non Việt Mỹ, năm học 2019-2020.
NỘI DUNG GIÁO DỤC TRẺ 25-36 THÁNG
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
4. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MỤC TIÊU GD | NỘI DUNG GIÁO DỤC |
* Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. | SINH HOẠT: Thực hiện các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, bụng/ lưng và chân GIỜ HỌC: Thực hiện các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, bụng/ lưng và chân |
Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu. |
SINH HOẠT: - Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động - Thực hiện phối hợp vận động tay , mắt : tung - bắt bóng - Phối hợp tay , chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng - Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném , đá bóng: ném xa lên phía trước bằng 1 tay ( tối thiểu 1,5m) * GIỜ HỌC: -Bò trong đường hẹp -Ném bóng ( túi cát) vào đích xa 1 -1,2m - Ném bóng ( túi cát ) về phía trước - Bò thẳng hướng mang vật trên lưng - Bò chui qua cổng - Bò trườn qua vật cản - Nhún bật tại chỗ - Bật qua vạch kẻ |
Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay |
SINH HOẠT: - Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay, thực hiện múa khéo - Phối hợp được cử động bàn tay -ngón tay và phối hợp tay - mắt trong các hoạt động : nhào đất nặn, vẽ tổ chim , xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ GIỜ HỌC: -Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau - Rót, khuấy, đảo . _ - Vò xé, nhào giấy các loại vật liệu khác. - Đóng cọc bàn gỗ - Nhón nhặt đồ vật - Cầm bút tô, vẽ. - Lật mở trang sách. - Cài, cởi cúc - Luồn dây, buộc dây - Xâu vòng. - Chắp ghép hình. - Chồng, xếp 3 - 8 khối |
Có một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. |
- Làm quen với chế độ ăn cơm với món ăn khác nhau: trẻ nhai các loại thức ăn, trẻ ăn rau, ăn các loại trái cây - Biết tên 1 số món ăn hằng ngày - Có thói quen uống nước thường xuyên sau khi ăn - Luyện thói quen ngủ một giấc trưa - Luyện thói quen rửa tay, lau mặt truớc và sau khi ăn - Biết vứt rác đúng nơi quy định. - Sử dụng bát , thìa , cốc đúng cách - Đi vệ sinh đúng nơi quy định |
Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe. |
- Biết tự cầm muỗng múc ăn, cầm ly uống nuớc - Biết rửa tay dưới sự giúp đỡ của người lớn - Biết lau mặt dưới sự giúp đỡ của người lớn - Biết tự cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt. - Biết tự mang dép và để dép đúng nơi quy định - Biết tự vào chỗ ngủ và cất gối sau khi ngủ. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh |
Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn. | - Trẻ nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh |
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MỤC TIÊU GD | NỘI DUNG GIÁO DỤC |
Khám phá xung quanh bằng các giác quan |
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. - Sờ nắn, nhìn, ngửi... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật. - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiêng kêu của một số con vật quen thuộc. - Trẻ biết sờ nắn, nhìn, ngửi... đồ vật, đồ chơi để biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì. - Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt - mặn - chua). |
Thể hiện sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói |
* SINH HOẠT: - Biết bắt chước hành động của những người gần gũi, biết sử dụng một số đồ dùng quen thuộc - Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi - nói được tên và chức năng của 1 số bộ phận cơ thể khi được hỏi - Nói được tên và 1 vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc - Chỉ / nói tên hoặc lấy / cất đúng đồ chơi màu đỏ / vàng/ xanh theo yêu cầu - Nhận biết được hình tròn , hình vuông - Chỉ hoặc lấy /cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu - Nhận biết 1 số phương tiện giao thông quen thuộc - Xác định được số lượng, vị trí trong không gian GIỜ HỌC: - Tên, một số đặc điểm bên ngoài cuả bản thân (tên gọi thân mật, đồ dùng, đồ chơi yêu thích...) - Tên của cô giáo, các bạn, nhóm lớp. - Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình (ba mẹ, anh chị...): tên gọi, công việc. . - Tên và chức năng chính của: mắt, mũi, miệng, tay - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc (đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình) - Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/ lớp - Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa (tên gọi, mùi hương, màu sắc, cánh dài- tròn...), quả (tên gọi, hình dáng (tròn, dài, trơn láng, sần sùi), vị chua ngọt...) quen thuộc. - Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của PTGT gần gũi. - Nhận biết 1 số màu cơ bản: vàng/ xanh, đỏ - Nhận biết, so sánh kích thước to nhỏ - Phân biệt hình dạng hình vuông/ tròn. - Vị trí không gian (trên - dưới, trước- sau) so với bản thân trẻ - Nhận biết số lượng (1- nhiều) |
4. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MỤC TIÊU GD | NỘI DUNG GIÁO DỤC |
Nghe hiểu lời nói |
SINH HOẠT: - Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 3 hành động - Trả lời các câu hỏi: cái gì? làm gì? ở đâu? như thế nào? để làm gì? - Hiểu các bài thơ, ca dao, đồng dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn GIỜ HỌC: - Nghe và thực hiện được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói. - Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? ở đâu? như thế nào? để làm gì? - Nghe và trả lời các bài thơ, ca dao, đồng dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn |
Nghe, nhắc lai các âm, các tiếng và các câu |
SINH HOẠT: - Phát âm rõ âm khó trong các chủ đè - Phát âm rõ tiếng - Đọc được bài thơ, ca dao với sự giúp đỡ của cô giáo GIỜ HỌC: - Nói rõ các âm s/x, ch/tr - nói rõ các tiếng, ví dụ trường mầm non, lớp măng non, nhút nhát,... - Nghe, đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3 - 4 tiêng |
Làm quen với sách |
SINH HOẠT: - Lắng nghe khi người lớn đọc sách - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh GIỜ HỌC: - Lắng nghe khi người lớn đọc sách - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh |
Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp |
SINH HOẠT: -Nói được câu đơn, câu có 5 -7 tiếng có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc - Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau : Chào hỏi, trò chuyện, bày tỏ nhu cầu của bản thân... - Hỏi về các vấn đề quan tâm như :con gì đây ? cái gì - Nói to, đủ nghe, lễ phép GIỜ HỌC: - Nói được câu đơn, câu có 5 -7 tiếng có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc - Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau : Chào hỏi, trò chuyện, bày tỏ nhu cầu của bản thân... - Hỏi về các vấn đề quan tâm như :con gì đây ? cái gì - Nói to, đủ nghe, lễ phép |
- PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ
MỤC TIÊU GD | NỘI DUNG GIÁO DỤC |
Biểu lộ sự nhận thức về bản thân |
SINH HOẠT: - Nói được 1 vài thông tin về mình(tên ,tuổi) - Thể hiện điều mình thích và không thích GIỜ HỌC: - Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ng̣oài của bản thân - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình |
Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi |
SINH HOẠT: - Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói - Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn , sợ hãi - Biểu lộ cảm xúc vui buồn sợ hãi qua nét mặt , cử chỉ - Biểu lộ sự thân thiện với 1 số con vật quen thuộc : bắt chước tiếng kêu, gọi GIỜ HỌC: - Thể hiện trạng thái cảm xúc : vui, buồn, tức giận - Giao tiêp với những người xung quanh. - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Quan tâm đến con vật. |
Thực hiện hành vi xã hội đơn giản |
SINH HOẠT: - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiêp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ "dạ", "vâng ạ", chơi cạnh bạn, không cấu bạn - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định - Biết chào tạm biệt, cám ơn - Thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (bế me, khuấy bột, nghe điện thoại...) - Thực hiện một số yêu cầu của người lớn GIỜ HỌC: - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiêp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ "dạ", "vâng ạ", chơi cạnh bạn, không cấu bạn - Trẻ tập làm, thể hiện, nhập vai để tham gia chơi trong hoạt động chơi ở các khu vực chơi |
Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc, tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh |
SINH HOẠT: - Thích tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh ( cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc ) - Mạnh dạn tham gia các hoạt động, mạnh dạn trả lời câu hỏi - Bỏ rác đúng nơi quy định - Biết hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.(cả năm) GIỜ HỌC: - Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, nặn, xé, vò, xếp hình - Xem tranh. - Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ - Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc. - Tham gia đầy đủ các hoạt động trong lớp: học chơi, nhảy múa... giơ tay phát biểu khi đàm thoại trong các hoạt động hằng ngày |
Bài viết khác
-
KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI NĂM HỌC 2023-2024
-
CHƯƠNG TRÌNH HỌC NĂM 2020 - 2021 CHO TRẺ 19-24 THÁNG TUỔI
Nếu mẹ đang quan tâm đến chương trình học cho bé mầm non, từ 19 - ...
-
Kế Hoạch Giáo Dục Lớp Nhà Trẻ Năm học: 2017 - 2018
Kế Hoạch Giáo Dục Lớp Nhà Trẻ Năm học: 2017 - 2018