Kỷ luật bé 1-3 tuổi

  • Xem: 1.504

1-3 tuổi là giai đoạn trí tò mò của bé ở đỉnh cao mà chính điều này thỉnh thoảng khiến bé rơi vào rắc rối. Các bé học hỏi thông qua thử nghiệm, vì thế, bé cần hướng dẫn của cha mẹ để tìm hiểu điều gì là đúng – điều gì là sai.

Kỷ luật ở bé lứa tuổi này cần tập trung vào tăng cường tích cực.

- Hãy kiên nhẫn với con khi bạn dạy các kỹ năng mới cho bé. Cần tặng bé nhiều lời khen ngợi khi bé làm đúng.

- Khi bạn không muốn bé làm điều gì không được phép, cố gắng phân tâm bé sang một hoạt động mới hơn là lặp đi lặp lại: “Không được, không được”.

 

- Không nên căng thẳng với bé mới biết đi của bạn mà không có kết thúc.

- Bạn cần nhắc nhở bé những hành vi tốt thật nhiều lần trước khi bé tự ý thức được.

- Bé của bạn có thể chưa hiểu về hình phạt. Vì vậy, không chắc chắn bé sẽ nhận được bài học nhớ đời khi bạn đang cố gắng trừng phạt con. Tốt hơn là cần nhẹ nhàng nhưng cương quyết với yêu cầu của bạn để ngăn chặn các hành vi không mong muốn của bé. Sau đó, đánh lạc hướng bé sang những chuyện khác.

- Nếu bé liên tục thách thức mẹ và lao vào tình huống nguy hiểm, tốt nhất là bạn nhanh chóng đưa con rời khỏi nơi nguy hiểm đó.

- Đừng quên khen ngợi và chú ý đến bé khi bé làm điều gì đúng. Việc này sẽ khuyến khích bé tiếp tục có những hành vi tốt.


Hãy nhớ

Đôi khi để giành phần thắng trong “trận chiến” với con, bạn phải tạm thời chịu thua 1-2 trận. Không gay gắt phân định mọi thứ đúng – sai với bé mới biết đi của bạn bởi cả bạn và bé chỉ thêm mệt mỏi. Hãy chọn những “trận đánh” bạn cần phải chiến thắng, ví dụ, bé phải nắm tay mẹ mỗi lần băng qua đường và nhường phần thắng cho bé trong chuyện khác; chẳng hạn, bé muốn mặc áo đỏ với quần màu cam – bạn nghĩ đó là điều ngớ ngẩn nhưng bé lại chấp nhận được.


Ghi chú quan trọng

- Kỷ luật không phải thiên về hình phạt mà cần hướng về những điều tích cực.

- Nên giải thích rõ lý do bé bị phạt thay vì chăm chăm tìm kiếm hình phạt nặng vì như thế, bé của bạn không thể hiểu vì sao bị trừng phạt mà chỉ ghi nhớ hình phạt cực đoan.

- Đánh giá kỳ vọng của bạn: đừng đề cao mong đợi bé sẽ cư xử theo đúng cách mà bạn muốn.

 

Hotline Hotline